TRỤ SỞ CHÍNH

  • Lầu 3, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • (028) 38971639

Nội dung chương trình đào tạo

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tổng số tín chỉ của Chương trình đào tạo là 125 đơn vị tín chỉ (đvtc), không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất (5 đvtc) và Giáo dục quốc phòng (8 đvtc).

1/ Kết cấu chương trình đào tạo

STT

Khối kiến thức

Số học phần

Số tín chỉ

Tỷ lệ (%)

1

Giáo dục đại cương

10

22

17.6%

2

Giáo dục chuyên nghiệp

33

103

82.4%

2.1

Cơ sở ngành

18

52

41.6%

2.2

Ngành 

7

21

16.8%

2.3

Chuyên ngành

8

30

24.0%

 

Tổng cộng

43

125

100.0%

2/ Nội dung chương trình đào tạo

Số TT

Học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)

Khối lượng kiến thức

Học kỳ phân bổ

Lý thuyết

Thực hành/Bài tập

Khác

Cộng

1. KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG

Học phần bắt buộc

 

 

 

 

 

 

1.1

Triết học Mác - Lênin

Triết học Mác – Lênin là môn học cơ bản, cung cấp cho người học những kiến thức Khái lược về triết học Mác-Lênin cũng như vai trò của triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội. Môn học giúp bồi dưỡng và nâng cao bản lĩnh chính trị, từng bước hình thành những giá trị văn hoá và nhân sinh quan tốt đẹp, củng cố lý tưởng, niềm tin vào con đường và sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước mà Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

30

15

 0

45

 1

1.2

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Kinh tế Chính trị Mác - Lênin là môn học cơ bản, cung cấp cho người học những kiến thức về Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường; Sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường; Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường; Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Môn học góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác - Lênin đối với sinh viên.

25

5

 0

30

 2

1.3

Chủ nghĩa xã hội Khoa học 

Chủ nghĩa xã hội khoa học là môn học cơ bản, cung cấp cho người học những kiến thức về quá trình hình thành, phát triển của CNXHKH; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; con đường và giai đoạn đi lên chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời, môn chủ nghĩa xã hội khoa học còn đề cập đến những vấn đề chính trị xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa như: dân chủ, nhà nước, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, gia đình.

25

5

 0

30

 3

1.4

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là môn học cơ bản, bao gồm chương nhập môn và 3 chương nội dung. Các chủ đề của môn học bao gồm đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học; sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền của Đảng (1930-1945); sự lãnh đạo của Đảng qua hai cuộc kháng chiến, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945-1975); sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (1975-2018). Qua đó khẳng định các thành công, nêu lên các hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

25

5

 0

30

 5

1.5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học cơ bản, bao gồm 6 chương. Môn học cung cấp những kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh và các nội dung cụ thể của Tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề của cách mạng Việt Nam: về độc lập dân tộc và CNXH; về Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về văn hóa đạo đức và xây dựng con người.

15

15

 0

30

 4

1.6

Toán cao cấp 1

Môn học trang bị các kiến thức toán cao cấp về đại số tuyến tính ứng dụng trong phân tích kinh tế. Nội dung bao gồm: ma trận, định thức; hệ phương trình tuyến tính; không gian vector Rn, phép biến đổi tuyến tính; chéo hóa ma trận và dạng toàn phương. Học xong môn học này, sinh viên có thể chuyển hóa các dạng bài toán kinh tế sang hệ phương trình hoặc ma trận để xử lý.

30

0

 0

30

 1

1.7

Toán cao cấp 2

Môn học trang bị các kiến thức toán về giải tích ứng dụng trong phân tích kinh tế. Nội dung bao gồm: giới hạn, liên tục, đạo hàm và vi phân, tích phân của hàm số một biến số; giới hạn, liên tục, đạo hàm riêng và vi phân toàn phần, cực trị tự do và cực trị có điều kiện của hàm số nhiều biến số; một số dạng phương trình vi phân cấp 1, cấp 2. Học xong môn học này, sinh viên có thể áp dụng để thực hiện các tính toán trong kinh tế, xác định điểm tối ưu và giá trị tối ưu của hàm mục tiêu…

30

0

 0

30

 2

1.8

Lý thuyết xác suất và thống kê toán

Đây là học phần kiến thức giáo dục đại cương. Môn học cung cấp các kiến thức cơ sở về toán xác suất và thống kê như biến cố ngẫu nhiên và xác suất, biến ngẫu nhiên và luật phân phối xác, lý thuyết mẫu và ứng dụng trọng ước lượng tham số, kiểm định giả thuyết thống kê. Học xong môn học này, sinh viên có thể tiến hành toán xác suất của các biến cố ngẫu nhiên, hiểu về quy luật mà các biến ngẫu nhiên tuân theo và áp dụng xử lý số liệu thống kê đơn giản bằng phần mềm SPSS trên PC, cũng như bằng máy tính bỏ túi. Kiến thức của môn học cũng được sử dụng cho các môn học tiếp theo trong chương trình đào tạo

30

15

 0

45

 2

1.9

Pháp luật đại cương

Pháp luật đại cương là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Môn học nghiên cứu về những vấn đề liên quan tới quy luật hình thành, phát triển và bản chất của nhà nước và pháp luật. Nội dung chính đề cập đến: các vấn đề lý luận và thực tiễn của nhà nước và pháp luật nói chung, tới nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng; những khái niệm cơ bản của pháp luật như vi phạm pháp luật, quy phạm pháp luật….; hệ thống pháp luật và những thành tố cơ bản của nó. Kết thúc môn học sinh viên cần hiểu được hành vi thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật từ đó có tinh thần trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật trong công việc và cuộc sống.

30

0

 0

30

 2

Học phần tự chọn kiến thức đại cương (Học phần tự chọn (Sinh viên lựa chọn 01 trong 02 môn học thuộc 01 trong 02 nhóm (1.10a, 1.10b, 1.10c) hoặc (1.10c, 1.10d, 1.10e) sau đây để tích lũy) 

1.10a

Kỹ thuật ra quyết định

Môn học thuộc kiến thức đại cương tự chọn thuộc bậc đại học. Môn học này được thiết kế để giới thiệu cho sinh viên các nguyên tắc, kỹ thuật và công cụ để mô hình hóa lẫn giải quyết các vấn đề ra quyết định. Kỹ thuật ra quyết định sẽ giúp sinh viên có thể vận dụng tư duy phản biện để ra quyết định về lựa chọn: mô hình mô hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh, khởi nghiệp kinh doanh, và các vấn đề khác trong kinh doanh.

25

5

0

30

1

1.10b

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học đại cương về văn hóa Việt Nam. Môn học có ý nghĩa thiết thực, giúp sinh viên nhận thức rõ bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc; biết tự định hướng trong thế giới thông tin đa dạng, đa chiều hiện nay, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại trên nền tảng bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và con người Việt Nam một cách chủ động, tích cực. Bên cạnh đó, học phần này còn giúp sinh viên sử dụng những kiến thức về văn hóa áp dụng vào trong giao tiếp ứng xử trong cuộc sống và ngành nghề trong tương lai.

25

5

0

30

1

1.10c

Tâm lý học

Tâm lý học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu các vấn đề về bản chất tâm lý người, phân loại các hiện tượng tâm lý người, sự hình thành và phát triển tâm lý - ý thức; phân tích các thành phần trong hoạt động nhận thức của con người, nghiên cứu các yếu tố trong đời sống tình cảm, ý chí và các thành tố tạo nên nhân cách cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển nhân cách con người.

25

5

0

30

1

1.10d

Tư duy phản biện

Tư duy phản biện là môn học thuộc kiến thức đại cương, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hình cách thức tư duy của sinh viên  Khoa Quản trị kinh doanh nói riêng và sinh viên trường đại học ngân hàng nói chung. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng về khái niệm, nguyên lý và quy tắc nền tảng. 

25

5

0

30

1

1.10e

Logic học

Logic học là môn học thuộc nhóm kiến thức giáo dục đại cương được xây dựng để cung cấp cho người học những tri thức cơ bản về các hình thức và quy luật của tư duy. Môn học giúp nâng cao khả năng tư duy của người học, cụ thể là giúp người học biết cách tuân thủ các quy luật, quy tắc logic trong suy nghĩ, tranh luận, trình bày ý kiến; giúp họ phân biệt được suy luận đúng hay sai; giúp nhận ra và tránh ngụy biện, biết cách định nghĩa các khái niệm và thuật ngữ, biết cách chứng minh hoặc bác bỏ một quan điểm, luận đề

25

5

0

30

1

2.KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành 

Học phần bắt buộc

 

 

 

 

 

 

2.1

Kinh tế vi mô 

Kinh tế học vi mô là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở khối ngành. Môn học nhằm hướng đến các mục tiêu: (i) Cung cấp kiến thức nền tảng về kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng; (ii) Thực hành một số kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng đọc, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm.  Để đạt được các mục tiêu trên, môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản gồm: Mười nguyên lý kinh tế học; các lý thuyết về cung – cầu; các cấu trúc thị trường; lý thuyết hành vi của người tiêu dùng và của doanh nghiệp

30

15

 0

45

 1

2.2

Kinh tế Vĩ mô 

Kinh tế học vĩ mô là môn học bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở khối ngành. Môn học nhằm hướng đến mục tiêu trang bị cho sinh viên: (i) hiểu biết về các khái niệm kinh tế vĩ mô cơ bản, cách thức đo lường các chỉ tiêu của nền kinh tế vĩ mô và mối quan hệ giữa chúng; (ii) hiểu biết về các chính sách của chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Để đạt được các mục tiêu trên, môn học gồm 8 chương, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế học vĩ mô, bao gồm: tổng quan về kinh tế học vĩ mô, dữ liệu kinh tế vĩ mô, sản xuất và tăng trưởng, hệ thống tiền tệ, tổng cầu và tổng cung, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, lạm phát và thất nghiệp, kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.

30

15

 0

45

 2

2.3

Nhập môn ngành QTKD

Đây là học phần kiến thức cơ sở ngành Quản trị Kinh doanh. Nội dung học phần, trang bị những kiến thức cơ bản nhất về hoạt động kinh doanh, quản trị trong các tổ chức và đặt nền tảng cho sự vận dụng các kiến thức này vào công tác quản trị, kinh doanh các hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở để sinh viên tiếp tục tiếp nhận kiến thức ở các môn quản trị chuyên ngành. Hơn thế nữa học phần này sẽ giúp sinh viên có được cái nhìn tổng quan và có hệ thống về quản trị kinh doanh để họ có thể trợ giúp cho các nhà quản trị và chủ doanh nghiệp điều hành sản xuất kinh doanh tốt và hiệu quả hơn. Ngoài ra, sau khi kiết thúc môn học sinh viên có thể định vị theo đuổi định hướng nghề nghiệp trong hoạt động quản trị kinh doanh hiện nay.

15

15

 0

30

 2

2.4

Nguyên lý kế toán 

Môn học cung cấp kiến thức tổng quan về kế toán, cụ thể: đối tượng kế toán, vai trò và chức năng của kế toán. Bên cạnh đó, môn học trang bị kiến thức về các phương pháp kế toán: phương pháp chứng từ, kiểm kê, tài khoản, ghi sổ, tính giá, tổng hợp và cân đối kế toán. Ngoài ra môn học giúp người học hiểu về tổ chức công tác kế toán, các hình thức kế toán, hệ thống báo cáo tài chính. 

30

15

 0

45

 3

2.5

Luật kinh doanh 

Đây là môn học cơ sở, thuộc nhóm kiến thức cơ sở ngành thuộc chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế  của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Môn học  cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh doanh, quyền tự do kinh doanh; Pháp luật về chủ thể kinh doanh; Pháp luật về hợp đồng trong  kinh doanh; Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh; Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Ngoài ra, môn học Luật kinh doanh còn giúp sinh viên có khả năng nhận diện được các quy định của pháp luật để áp dụng cho việc tra cứu và sử dụng giải quyết các tình huống pháp lý phát sinh trong thực tiễn. 

30

15

 0

45

 3

2.6

Nguyên lý Marketing

Môn học được xây dựng gồm có các nguyên lý cơ bản của marketing. Đây là học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành kinh tế . Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết, hiểu và bước đầu áp dụng được những nội dung marketing cơ bản vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Người học cũng được giới thiệu những kiến thức cơ bản liên quan đến việc thu thập thông tin về thị trường, hiểu được hành vi của khách hàng, thực hiện được hoạt động phân khúc thị trường, xác định thị trường mục tiêu và biết cách triển khai bộ công cụ marketing để phục vụ nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đồng thời mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

25

15

5

45

 2

2.7

Tin học ứng dụng

Môn học rất cần thiết, trang bị một số kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp sinh viên khối ngành kinh tế - quản trị - quản lý của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM sử dụng tốt máy tính phục vụ cho học tập, nghiên cứu và làm việc của mình. Sau khi học xong môn học, sinh viên nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản, sử dụng được các phần mềm MS Word, MS Excel, SPSS, và các phần mềm khác để soạn thảo các văn bản chất lượng cao, lập được các bảng tính phức tạp, giải được một số bài toán trong phân tích tài chính, phân tích kinh doanh, phân tích dữ liệu và quản lý dự án, phục vụ trực tiếp cho học tập, nghiên cứu và làm việc sau này.

30

15

 0

45

2.8

Kinh tế lượng 

Đây là học phần kiến thức cơ sở khối ngành. Môn học cung cấp hệ thống các kiến thức cơ bản để ước lượng một cách đúng đắn các quan hệ kinh tế, kiểm định giả thuyết về các mối quan hệ kinh tế. Trên cơ sở đó đưa ra mô hình phù hợp với thực tế, phản ánh được bản chất các quan hệ kinh tế. Mô hình sẽ được dùng trong phân tích, dự báo và hoạch định chính sách. Sau khi học xong môn học, sinh viên có kiến thức lý thuyết và kỹ năng xây dựng mô hình hồi quy một phương trình với các tình huống kinh tế cơ bản: ước lượng được các hàm cung, các hàm cầu, hàm tổng chi phí, … Biết sử dụng một số phần mềm chuyên dụng về thống kê và kinh tế lượng: EVIEWS, SPSS,... Kiến thức của môn học là cơ sở của phương pháp nghiên cứu định lượng và cũng được sử dụng cho các môn học tiếp theo trong chương trình đào tạo.

25

20

 0

45

 3

2.9

Quản trị học

Môn học được xây dựng tạo nền tảng về công việc quản trị trong tổ chức. Đây là học phần kiến thức cơ sở khối ngành kinh tế. Nội dung tập trung giới thiệu cơ bản về các khái niệm và thực tiễn quản trị trong các tổ chức. Các chủ đề môn học bao gồm một số cách tiếp cận đến các chức năng cơ bản của quản trị bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Các xu hướng về lý thuyết và chức năng quản lý cũng được đánh giá, cũng như nghiên cứu quản lý và ứng dụng vào thực tiễn quản lý và các khía cạnh có trách nhiệm, đạo đức và toàn cầu trong thực tiễn kinh doanh hiện tại.

30

15

 0

45

 1

2.10

Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ

Lý thuyết Tài chính tiền tệ là một trong những môn học nằm trong khối kiến thức ngành, nội dung của môn học đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về tài chính tiền tệ như: tổng quan về tài chính tiền tệ, ngân sách nhà nước; Những vấn đề cơ bản về tín dụng, ngân hàng và thị trường tài chính; Các lý luận về cung cầu tiền tệ, lãi suất, lạm phát và chính sách tiền tệ... Đây là những kiến thức cần thiết và quan trọng làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính,  ngân hàng.

25

15

5

45

 3

2.11

Tài chính doanh nghiệp 

Tài chính doanh nghiệp là môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài chính doanh nghiệp sản xuất, làm tiền đề để học tiếp các môn kế toán tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp và đầu tư tài chính và những môn học khác có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. Trong môn học này sinh viên sẽ được nghiên cứu những vấn đề chủ yếu như: Tổng quan về tài chính doanh nghiệp, Giá trị của tiền theo thời gian, Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp, Chi phí sử dụng vốn, Các lý thuyết về cơ cấu vốn, Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính,…

30

15

 0

45

 3

2.12

Kế toán tài chính

Môn học Kế toán tài chính 1 là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở. Môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức kế toán các phần hành cụ thể tại doanh nghiệp sản xuất: kế toán vốn bằng tiền, kế toán các khoản thanh toán; kế toán các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, kế toán tài sản cố định, kế toán khoản phải trả người lao động); kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; kế toán đầu tư tài chính; kế toán xác định kết quả kinh doanh; kế toán nguồn vốn chủ sở hữu. Môn học giới thiệu những vấn đề cơ bản của từng phần hành như khái niệm, ý nghĩa, các nguyên tắc kế toán cơ bản; sau đó tìm hiểu quy trình kế toán từng phần hành bao gồm các bước: chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu và trình bày thông tin lên báo cáo tài chính. Môn học cung cấp kiến thức về báo cáo tài chính giúp sinh viên phân tích, đánh giá về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, dòng tiền của doanh nghiệp sản xuất.

30

15

 0

45

 4

2.13

Tiếng Anh chuyên ngành 1 

Môn học được thiết kế nhằm cung cấp từ vựng, thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, thương mại; các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh. Môn học tạo điều kiện cho sinh viên tự tin phát huy kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Anh trong môi trường hội nhập quốc tế.

15

15

0

30

 

2.14

Tiếng Anh chuyên ngành QTKD

Môn học được thiết kế nhằm cung cấp từ vựng, khái niệm với các tình huống liên quan linh vực quản trị. Môn học tạo điều kiện cho sinh viên hiểu, rèn luyện kỹ năng và vận dụng kiến thức từ vựng, cấu trúc và kỹ năng ngôn ngữ vào các tình huống đọc hiểu, trao đổi, thảo luận, thuyết trình, biên soạn văn bản trong các ngữ cảnh liên quan đến chuyên ngành quản trị kinh doanh.

15

30

 0

45

 

2.15

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học là môn học bắt buộc thuộc nhóm môn học kiến thức cơ sở khối ngành được xây dựng để cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương pháp tiến hành hoạt động nghiên cứu một cách có hệ thống và mang tính khoa học. Cụ thể, môn học sẽ giới thiệu cơ bản về vấn đề nghiên cứu, vai trò của nghiên cứu, cách thức xác định vấn đề nghiên cứu, thực hiện lược khảo tài liệu và các nghiên cứu trước có liên quan; đặt câu hỏi nghiên cứu; đạo đức trong nghiên cứu, cách trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo; thu thập số liệu và chọn mẫu; cách trình bày dữ liệu và lựa chọn thiết kế nghiên cứu với các dạng dữ liệu; cách viết đề cương và báo cáo nghiên cứu.

30

15

 0

45

 4

Học phần tự chọn kiến thức cơ sở ngành (Sinh viên lựa chọn 03 trong 04 môn học thuộc 01 trong 02 nhóm (2.16 hoặc 2.17) sau đây để tích lũy) 

2.16a

Hành vi khách hàng

Môn học được xây dựng để cung cấp cho học viên những kiến thức về hành vi khách hàng, bao gồm:  Sau khi học xong, người học có khả năng phân tích, đánh giá được hành vi mua hàng của khách hàng cá nhân & doanh nghiệp

25

15

5

45

 4

2.16b

Quản trị đổi mới và sáng tạo

Môn học nhằm trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về các vấn đề chính trong quản trị đổi mới và kỹ năng cần thiết để quản trị hoạt động đổi mới trong một tổ chức ở cả cấp độ chiến lược và thực hiện. Với cách tiếp cận theo tình huống, môn học cung cấp các phương pháp quản trị đổi mới khác nhau dựa trên các ví dụ thực tế và kinh nghiệm của các tổ chức hàng đầu từ trên thế giới. Nội dung Quản trị đổi mới là một trong những khía cạnh quan trọng nhất và đầy thách thức của các tổ chức hiện đại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đổi mới trở thành vũ khí đặc biệt quan trọng và là một trình điều kiện cơ bản của năng lực cạnh tranh. Nhìn rộng ra, đổi mới có một vai trò lớn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Đổi mới chưa bao giờ là một việc đơn giản. Đổi mới luôn khó khăn, không chắc chắn và chứa nhiều rủi ro. Thậm chí, khi đã có ý tưởng mới, việc biến nó thành sản phẩm thương mại sẽ còn vô vàn thách thức. Do vậy, điều quan trọng là học viên sau khi học xong môn học này sẽ hiểu được chiến lược, các công cụ và kỹ thuật cần thiết để quản trị đổi mới.

25

15

5

45

 5

2.16c

Hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý là môn học cơ sở ngành kinh tế - quản trị, được giảng dạy trước các môn chuyên ngành. Môn học hệ thống thông tin quản lý cung cấp kiến thức về các hệ thống thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình quản lý và ứng dụng của chúng trong các tổ chức, các doanh nghiệp. Môn học hệ thống thông tin quản lý trình bày các công cụ để hoạch định, tổ chức và phát triển các hệ thống thông tin phù hợp với tổ chức doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

30

15

 0

45

 5

2.16d

Kế toán quản trị

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kế toán quản trị; nhận diện và phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau; phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận; lập dự toán ngân sách; đánh giá trách nhiệm quản lý và định giá bán sản phẩm; ứng dụng thông tin thích hợp trong việc ra quyết định của nhà quản trị. 

30

15

 0

45

 6

2.17a

Giới thiệu kinh doanh số

Trong những năm gần đây, công nghệ kỹ thuật số đã trở thành động lực quan trọng cho các loại sản phẩm và dịch vụ mới, cũng như các hình thức kinh doanh mới. Môn học giới thiệu kinh doanh kỹ thuật số cung cấp các kiến thức nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của một tổ chức, bằng cách triển khai các công nghệ kỹ thuật số sáng tạo trong toàn tổ chức. Nó không chỉ đơn giản liên quan đến việc sử dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình hiện có, mà là chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách áp dụng công nghệ để giúp thay đổi các quy trình nhằm tăng giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng. Môn học kinh doanh kỹ thuật số liên quan đến việc xem xét cách thức truyền thông điện tử có thể được sử dụng để nâng cao tất cả các khía cạnh của việc quản lý chuỗi cung ứng của một tổ chức, cũng như việc tối ưu hóa chuỗi giá trị của tổ chức.

25

15

5

45

 4

2.17b

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp

 Môn học này khái quát về quản lý doanh nghiệp và ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP). Phân tích chức năng, ưu điểm và những hạn chế của hệ thống phần mềm ERP. Khám phá về kiến trúc, mô hình hoá và thiết kế các hệ thống phần mềm ERP. Sau khi học xong người học có thể nắm bắt quá trình triển khai một dự án để xây dựng phần mềm ERP và tiếp cận với giải pháp về hoạch định nguồn lực doanh nghiệp thông qua một số hệ thống ERP cụ thể được giới thiệu để sinh viên trực tiếp tiếp cận và tự nghiên cứu.

30

15

 0

45

 5

2.17c

Khoa học dữ liệu trong phân tích kinh doanh

Môn học cung cấp sinh viên nắm được các khái niệm và phương pháp toán – thống kê trong thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, mô hình hóa và suy diễn thống kê; Biết vận dụng tốt các khái niệm và phương pháp học máy phù hợp cho phân tích dữ liệu, dữ liệu lớn; Hiểu cơ bản về quy trình xây dựng mô hình trong phân tích dữ liệu – dữ liệu lớn từ các yêu cầu thực tiễn trong kinh tế – kinh doanh.

30

15

 0

45

 6

2.17d

Sáng tạo và thiết kế trong thời đại số

Môn học được xây dựng trên cơ sở các nguyên lý cơ bản của marketing. Đây là học phần thuộc kiến thức chuyên ngành ngành kinh tế. Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, khả năng nhận biết, hiểu và bước đầu áp dụng được những nội dung về tư duy sáng tạo và thiết kết  vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời đại số. Người học cũng được giới thiệu những kiến thức liên quan đến quá trình nảy sinh các ý tưởng, cách đánh giá và cách chia sẽ ý tưởng với những người xung quanh. Người học có khả năng khai thác năng lực sáng tạo của mình và những người xung quanh

25

15

5

45

 5

2.2. Kiến thức ngành

Học phần bắt buộc

 

 

 

 

 

 

2.18

Truyền thông kinh doanh

Truyền thông trong kinh doanh là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng về các hoạt động giao tiếp, truyền thông trong hoạt động kinh doanh. Sau khi học xong môn học, sinh viên sẽ nắm được những vấn đề cơ bản trong hoạt động giao tiếp nói chung và giao tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Đồng thời, cũng rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc như: Kỹ năng thuyết trình, trình bày một vấn đề, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, email, Memos, phỏng vấn dự tuyển..

25

15

5

45

 4

2.19

Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp

Môn học được xây dựng gồm có các cơ sở khoa học về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, là học phần thuộc kiến thức cơ sở ngành mang tính chất bổ trợ kiến thức cho sinh viên khối ngành kinh tế nói chung và sinh viên khoa quản trị kinh doanh nói riêng. Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về (1) vấn đề đạo đức trong các lĩnh vực kinh tế như khái niệm, vai trò, sự cần thiết, chuẩn mực và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh trong môi trường kinh doanh hiện nay; (2) vấn đề văn hóa doanh nghiệp như khái niệm, sự cần thiết, các nhân tố hình thành, mô hình và kỹ năng cần thiết để xây dựng, duy trì và thay đổi văn hóa của doanh nghiệp.

25

15

5

45

 5

2.20

Quản trị vận hành

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản nhất để quản trị vận hành một hệ thống sản xuất trên cơ sở quan điểm hiện đại tại doanh nghiệp. Giúp cho sinh viên có được những nhận thức căn bản để phối hợp các công cụ và kỹ thuật để đảm bảo được năng suất và hiệu quả của sản phẩm trong quá trình vận hành. Nội dung môn học bao gồm việc đề cập đến kỹ năng, cách thức dự báo, điều phối, các quyết định liên quan đến quá trình sản xuất để nhà quản trị điều hành tốt trong môi trường sản xuất và cung cấp dịch vụ tại doanh nghiệp trong tương lai.

30

15

 0

45

 5

2.21

Quản trị chiến lược

Môn học được xây dựng gồm có các cơ sở khoa học về chiến lược và quản trị chiến lược, là học phần thuộc kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức chủ yếu và khả năng áp dụng tiến trình quản trị chiến lược trong doanh nghiệp cũng như các loại hình tổ chức khác, với các nội dung chính về: phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược, tổ chức chiến lược, và kiểm soát chiến lược. Sau khi hoàn thành môn học, người học có khả năng thực hành quy trình quản trị chiến lược trong các loại hình tổ chức kinh doanh.

30

15

 0

45

 6

2.22

Quản trị Marketing

Môn học được xây dựng gồm có các cơ sở khoa học về quản trị Marketing. Đây là học phần thuộc kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp và Marketing. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và khả năng áp dụng tiến trình quản trị marketing trong doanh nghiệp cũng như các loại hình tổ chức khác, với các nội dung chính về: phân tích môi trường marketing của doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường, tổ chức thực hiện, đánh giá, điều chỉnh chiến lược marketing trong mối quan hệ với chiến lược tổng quát của doanh nghiệp.

25

15

5

45

 5

2.23

Quản trị nguồn nhân lực

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, giúp sinh viên hiểu rõ và nhìn nhận một cách có hệ thống vai trò then chốt của nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong một tổ chức. Hiểu được những quan điểm, xu hướng mới trong quản trị nguồn nhân lực; Nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt các chức năng cơ bản của Quản trị nguồn nhân lực; Rèn luyện và phát huy những kỹ năng thiết yếu trong công tác quản trị nguồn nhân lực:tuyển dụng; đánh giá nhân sự; động viên, khuyến khích nhân viên; giải quyết các tranh chấp lao động,v.v...

30

15

 0

45

 6

Học phần tự chọn kiến thức ngành (Sinh viên lựa chọn 01 trong 02 môn học thuộc 01 trong 02 nhóm (2.24 hoặc 2.25) sau đây để tích lũy) 

2.24a

Quản trị hiệu suất

Môn học được xây dựng gồm có các cơ sở khoa học về quản trị hiệu suất, là học phần thuộc kiến thức tư chọn thuộc ngành, mang tính chất bổ trợ kiến thức cho sinh viên khối ngành kinh tế nói chung và sinh viên khoa quản trị kinh doanh nói riêng. Môn học cung cấp cho sinh viên những hiểu biết: (1) các vấn đề về quản trị hiệu suất liên quan đến phương pháp, chiến lược, xây dựng hệ thống; (2) nắm bắt, áp dụng được các mô hình quản trị hiệu suất vào các loại hình kinh doanh khác nhau, đồng thời thực hiện được các hoạt động để nâng cao hiệu quả quản trị hiệu suất trong thực tiễn kinh doanh.

25

15

5

45

 6

2.24b

Quản trị tài chính doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp là môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị tài chính công ty nhằm mục đích tăng giá trị công ty. Các nội dung của môn học được bắt đầu bằng với những kiến thức liên quan đến quản trị tài sản ngắn hạn, bao gồm quản trị tiền, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu. Tiếp đến, môn học cung cấp các kiến thức nền tảng liên quan đến quyết định đầu tư dài hạn thông qua việc hoạch định ngân sách vốn đầu tư. Sau đó, môn học cung cấp kiến thức về các nguồn tài trợ của doanh nghiệp, chính sách cổ tức và lập kế hoạch tài chính và dự báo tài chính. Sinh viên cần trang bị thêm kỹ năng tự nghiên cứu và làm việc nhóm để tham gia các hoạt động thực hành, thảo luận, làm bài tập của môn học.

30

15

 0

45

 6

2.25a

Khung quản trị dữ liệu

 Mục tiêu chính của môn học sẽ giới thiệu những kiến thức chủ chốt về tích hợp dịch vụ trong các tổ chức để có thể xây dựng nên những hệ thống quy mô lớn, phức tạp (hệ thống của các hệ thống). Học viên sẽ được giới thiệu quy trình chung trong việc tích hợp nhiều hệ thống và ứng dụng khác nhau để tạo ra giải pháp hữu hiệu hợp với ngữ cảnh. Môn học cũng đề cập đến những kỹ thuật tích hợp như dựa trên mô hình quy trình kinh doanh, mẫu sử dụng lại, ứng dụng mô hình kiến trúc hướng dịch vụ.

30

15

 0

45

 6

2.25b

Phân tích dữ liệu lớn

Môn học sẽ giới thiệu về bài toán xử lý dữ liệu lớn và hai vấn đề nổi bật trong bài toán này liên quan đến lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn. Từ đó, học viên sẽ được giới thiệu và nghiên cứu thêm về một số phương pháp, kỹ thuật hiện đại trong cả việc lưu trữ lẫn xử lý dữ liệu quy mô lớn, chẳng hạn như mô hình lưu trữ Hadoop, mô hình xử lý dữ liệu dựa trên MapReduce, … Ngoài ra, học viên cũng sẽ được tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu hơn về các hệ thống hiện đang được ứng dụng triển khai đối với lớp bài toán cần phải xử lý dữ liệu quy mô lớn.

30

15

 0

45

 6

2.2. Kiến thức chuyên ngành

Học phần bắt buộc

 

 

 

 

 

 

2.26

Hành vi tổ chức

Môn Hành vi tổ chức là môn học nằm trong khối kiến thức chuyên ngành. Môn học này trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về quản lý và sử dụng một cách hiệu quả nhân sự trong tổ chức. Nội dung môn học sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản để phân tích, giải thích và dự đoán hành vi con người trong tổ chức; những ảnh hưởng của hành vi đến quá trình thực hiện nhiệm vụ trong tổ chức. Nghiên cứu hành vi tổ chức được thực hiện trên cả ba cấp độ: cá nhân,  nhóm và tổ chức. Kỹ năng nhân sự là một trong những kỹ năng quan trọng nhất quyết định sự thành công của nhà quản trị, nghiên cứu  hành vi tổ chức giúp họ hoàn thiện kỹ năng này. 

25

15

5

45

 5

2.27

Lãnh đạo

Môn học là học phần thuộc kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh bậc đại học. Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về vai trò của nhà lãnh đạo trong việc thay đổi, phát triển, và hoàn thiện những cơ cấu và giá trị của tổ chức. Hiểu được những trường phái nghiên cứu về lãnh đạo nhằm ứng dụng trong hoạt động quản trị và điều hành tổ chức, doanh nghiệp. Môn học này đặc biệt chú trọng vào việc phát triển các lý thuyết, thực tiễn và năng lực của lãnh đạo hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa, bùng nổ tri thức, thay đổi rất nhanh. Sau khi học xong sinh viên có thể nắm vững kỹ năng lãnh đạo nhằm phát triển tầm nhìn chiến lược, năng lực lãnh đạo và quản lý sự thay đổi từ đó nâng cao hiệu quả của tổ chức.

25

15

5

45

 7

2.28

Khởi nghiệp kinh doanh trong thời đại số

Môn học là học phần thuộc kiến thức chuyên ngành Quản trị kinh doanh.  Môn học cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức và kĩ năng ứng dụng từ các lĩnh vực về quản trị, tài chính, nhân sự, Marketing để hình thành ý tưởng và hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp. Nội dung bao gồm sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp, lập kế hoạch khởi nghiệp và tổ chức hoạt động khởi nghiệp. Sau khi học xong, sinh viên có được khả năng: 1. Tìm kiếm và đánh giá ý tưởng; 2. Phân tích được thị trường và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ; 3. Xây dựng được kế hoạch kinh doanh; 4. Triển khai thực hiện kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh; 5. Định hướng trở thành doanh nhân. 

25

15

5

45

 7

2.29

Quản trị dự án

Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, nội dung chính cung cấp cho người học các kiến thức về quản trị dự án cụ thể là: cách cấu trúc tổ chức để quản trị dự án; phân tích vai trò, trách nhiệm, các kỹ năng và phẩm chất cần phải có của nhà quản trị dự án. Người học có thể vận dụng kiến thức môn học vào việc phân tích, đánh giá, so sánh lựa chọn dự án; hoạch định, lập tiến độ và điều chỉnh tiến độ của dự án; bố trí nguồn lực hợp lý; kiểm soát dự án và các vấn đề liên quan.

30

15

 0

45

 7

2.30

Quản trị chuỗi cung ứng

Môn học được xây dựng gồm có các cơ sở khoa học chuỗi cung ứng và việc quản lý chuỗi cung ứng, là học phần thuộc kiến thức ngành Quản trị kinh doanh. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm các khái niệm, định nghĩa, giá trị, mục đích, phương pháp, và các kỹ thuật, kỹ năng xây dựng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng để người học được cái nhìn tổng quát quản trị doanh nghiệp trước khi đi vào chuyên sâu kỹ thuật quản trị cho nhà quản trị tương lai.

25

15

5

45

 7

Học phần tự chọn kiến thức chuyên ngành (Sinh viên lựa chọn 01 trong 02 môn học thuộc 01 trong 02 nhóm (2.31 hoặc 2.31) sau đây để tích lũy)

2.31a

Quản trị quan hệ khách hàng

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp, vai trò dối với doanh nghiệp và các định hướng chiến lược để tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ này. Môn học giúp sinh viên hiểu về mô hình tổng quan và các nội dung doanh nghiệp cần thực hiện để quản trị quan hệ khách hàng. Môn học đặc biệt chú trọng vào việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức và quan điểm mang tính chất nền tảng cũng như tư duy chuyển đổi từ hướng chú trọng đến giao dịch sang tư duy xây dựng và giúp dpanh nghiệp gắn kết lâu dài với khách hàng. Sau khi học xong môn học, sinh viên có thể bước đầu hình thành tư duy định hướng mối quan hệ với khách hàng nhằm phát triển tầm nhìn chiến lược, năng lực lãnh đạo và quản lý sự thay đổi từ đó nâng cao hiệu quả của tổ chức.

25

15

5

45

 7

2.31b

Quản trị chất lượng

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản nhất về quản trị chất lượng. Bắt đầu từ việc nhận thức đúng vấn đề chất lượng theo quan điểm hiện đại: khái niệm chất lượng, quản trị chất lượng. Kế đến sinh viên được tiếp cận các yếu tố hình thành nên chất lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, các tiêu chí đánh giá, cách thức đánh giá và giải quyết vấn đề chất lượng. Môn học còn mang tính giới thiệu đến sinh viên những phương pháp quản lý chất lượng, những hệ thống quản lý chất lượng được vận dụng trong thực tiễn để làm nền tảng nhận thức trước khi được tiếp cận thực tế công việc sau khi sinh viên ra trường.

30

15

 0

45

 7

2.32a

Marketing số

 Môn học được thiết kế để cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết thấu đáo về lý thuyết và thực tiễn về marketing trên môi trường kỹ thuật số; giúp sinh viên nắm bắt được sự đổi mới  trong vận dụng các phương tiện kỹ thuật số trong hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Học phần tập trung vào phân tích hoạt động truyền thông Marketing với các công cụ truyền thông mới như: marketing qua công cụ tìm kiếm, marketing qua mạng xã hội, email marketing, mobile marketing, Pr trực tuyến… Qua đó, sinh viên sinh viên có khả năng nhận biết được các công cụ Digital marketing để vận dụng vào quá trình lập kế hoạch truyền thông marketing. Đồng thời có thể đọc và phân tích các số liệu tương ứng với từng công cụ trong việc đo lường hiệu quả của hoạt động Digital Marketing

25

15

5

45

 7

2.32b

Chiến lược kinh doanh số

Bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi các phương thức kinh doanh. Môn học chiến lược kinh doanh số được xây dựng nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng về chiến lược trong nền kinh tế số. Nội dung tập trung vào các vấn đề sự phát triển của kinh doanh số, nắm vững các vấn đề trong chiến lược kinh doanh số và các tình huống nghiên cứu trong thực tế công việc hàng ngày

25

15

5

45

 7

2.33

Thực tập Tốt nghiệp

Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc thuộc học kỳ cuối của chuyên ngành quản trị kinh doanh. Trong học phần này, sinh viên sẽ khám phá, quan sát, phân tích thực tế các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến các đơn vị chức năng của một doanh nghiệp; liên hệ, đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn các vấn đề liên quan đến việc vận hành một doanh nghiệp; rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất các kiến nghị cần thiết cho các bên liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Thông qua học phần này,sinh viên sẽ lĩnh hội tri thức và kinh nghiệm từ thực tiễn kinh doanh; rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý các quy trình tác nghiệp của một chức danh nghề nghiệp cụ thể; trau dồi đạo đức, phong cách nghề nghiệp để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

 0

 0

45

45

 8

2.34

Khoá luận tốt nghiệp 

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh là một công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm chứng minh người học đã hội đủ kiến thức và khả năng giải quyết một vấn đề khoa học thuộc chuyên ngành để hoàn thành chương trình đào tạo. Khóa luận được hoàn thành đúng quy định của quy chế đào tạo sẽ cho thấy những tri thức khoa học chuyên ngành liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà những tri thức này người học đã lĩnh hội được qua quá trình đào tạo; khả năng vận dụng tri thức khoa học, những hiểu biết thực tiễn có liên quan, các kỹ năng thực hành nghề nghiệp chuyên sâu để giải quyết vấn đề nghiên cứu đã lựa chọn. Bên cạnh đó, quá trình tổ chức và thực thi việc nghiên cứu khoa học cho khóa luận cũng phản ánh tinh thần trách nhiệm, tính khoa học, tính tự chủ, tính sáng tạo và sự tự tin đối với chuyên môn ngành nghề của người học. 

 0

0

135

135

 8

Học phần thay thế tốt nghiệp (Sinh viên lựa chọn 03 trong 04 môn học sau đây để tích lũy) 

2.35a

Quản trị sự thay đổi trong bối cảnh quốc tế hóa

Môn học này là học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp. Môn học trang bị cho người học khả năng vận dụng những kiến thức cần thiết trong quản trị tổ chức để nhận diện vấn đề và đề xuất các sáng kiến nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức. Cụ thể, người học sẽ nắm được các đặc trưng về sự thay đổi như: hình thức thay đổi, loại thay đổi những áp lực khiến cho tổ chức phải thay đổi…Người học cũng được cung cấp các kiến thức về những mô hình quản trị sự thay đổi, quy trình quản trị sự thay đổi, những phản ứng của các cá nhân trong tổ chức trước những thay đổi. Từ đó, người học sẽ có thể vận dụng các kiến thức về quản trị sự thay đổi để lập được kế hoạch cho sự thay đổi, theo dõi, kiểm soát quá trình thay đổi, đưa ra những biện pháp xử lý những phản ứng của con người trước thay đổi trong tổ chức để đảm bảo hiệu quả cho tổ chức trong quá trình thay đổi. Môn học cũng giúp cho người học nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị sự thay đổi từ đó có thái độ tích cực hơn với những thay đổi trong cuộc sống. Đặc biệt người học sẽ được tiếp cận với các vấn đề phát sinh đối với tổ chức trong bối cảnh quốc tế hóa và được trang bị những kỹ năng cần thiết cho phù hợp với bối cảnh này. 

25

15

5

45

 8

2.35b

Quản trị tri thức

 Môn học giới thiệu bản chất của tri thức, vốn tri thức, các nguyên tắc cơ bản, mô hình và chu trình về quản trị tri thức trong tổ chức kinh doanh. Môn học cũng giúp các sinh viên ngành quản trị kinh doanh hiểu quản trị doanh nghiệp dựa trên tri thức là con đường để củng cố thành quả kinh doanh của doanh nghiệp. Môn học trọng tâm vào quá trình xây dựng chiến lược, thiết kế hệ thống quản trị tri thức, tích hợp với quy trình kinh doanh nhằm phát triển vốn tri thức, mang lại giá trị, duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên vốn tri thức của doanh nghiệp.

30

15

 0

45

 8

2.35c

Quản trị lực lượng bán hàng

Môn học này là học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản về Quản trị bán hàng và hoạt động bán hàng cho nhà sản xuất, các đại lý bán sỉ, bán lẻ; các chức năng, bán hàng hiệu quả. Môn học sẽ đề cập từ những khái niệm về bán hàng, các kiến thức cần thiết của người bán hàng, đến quy trình, kỹ thuật bán lẻ hàng hóa, các chiến lược bán hàng hiệu quả. Đồng thời sinh viên cũng được tiếp cận với các phương thức tổ chức quản lý bán hàng, phương pháp xây dựng tổ chức bán hàng, các biện pháp thúc đẩy bán hàng hiệu quả và các công cụ đánh giá hệ thống bán hàng.. Sinh viên vừa học lý thuyết vừa thực hành thông qua thảo luận, giải quyết vấn đề theo tình huống; tham quan thực tế và thu thập thông tin để viết báo cáo chuyên đề.

30

15

 0

45

 8

2.35d

Quản trị thương hiệu

Môn học được xây dựng trên cơ sở khoa học về quản trị và marketing, là học phần thuộc kiến thức chuyên ngành marketing. Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan về thương hiệu và công tác quản trị thương hiệu, trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, thiết định vị thương hiệu , truyền thông thương hiệu, xây dựng phát triển thương hiệu, quản trị tài sản thương hiệu. Thông qua môn học này giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay. Phân tích và đánh giá được hoạt động xây dựng thương hiệu tại các doanh nghiệp  trên thực tế. Ngoài ra môn học đặc biệt chú trọng vào phát triển tầm nhìn chiến lược, các năng lực cần thiết của nhà quản trị thương hiệu.

25

15

5

45

 8



 

Khoa Quản trị Kinh doanh

Liên hệ

  • TRỤ SỞ CHÍNH

    Lầu 3, Tòa nhà hiệu bộ, 56 Hoàng Diệu 2, P. Linh Chiểu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

    (028) 38971639

    khoaqtkd@hub.edu.vn

Liên kết mạng xã hội

Facebook Page

kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE